Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM (ĐHQG-HCM) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024 như sau:
- NGÀNH TUYỂN SINH
- HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
TT |
Ngành tuyển sinh |
Mã ngành |
Chỉ tiêu dự kiến |
1 |
Công nghệ thông tin |
9480201 |
15 |
2 |
Khoa học máy tính |
9480101 |
15 |
Thời gian đào tạo tiến sĩ chính thức đối với người có bằng thạc sĩ cùng ngành là 03 năm tập trung, đối với người chỉ có bằng đại học cùng ngành là 05 năm tập trung.
Nếu nghiên cứu sinh được Trường cho phép không học tập trung thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đáp ứng thời gian đào tạo tiến sĩ theo quy định, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục để thực hiện đề tài nghiên cứu tại Trường.
- THỜI GIAN XÉT TUYỂN, HÌNH THỨC XÉT TUYỂN
- Thời gian xét tuyển:
- Đợt 1: dự kiến tháng 6.
- Đợt 2: dự kiến tháng 11.
- Hình thức: xét tuyển.
- Lệ phí xét tuyển: 200.000đ/người dự tuyển.
- THỜI GIAN CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI VÀ NGÀY KHAI GIẢNG
- Thời gian công bố kết quả: dự kiến đợt 1 tháng 6 và đợt 2 tháng 11.
- Ngày khai giảng, nhập học: dự kiến đợt 1 tháng 8 và đợt 2 tháng 12.
- ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN
- Đối tượng tuyển sinh: Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người đã tốt nghiệp (hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp) chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển trình độ tiến sĩ, hoặc người đã tốt nghiệp (hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp) trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Có năng lực ngoại ngữ được quy định như sau:
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khi đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi ngoại ngữ, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luận văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận.
- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQG-HCM công nhận tại Phụ lục IV. Các chứng chỉ này có thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (đơn vị được tổ chức đánh giá năng lực tiếng Việt gồm: các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài) hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định ngoại ngữ của Trường (nếu có).
- Bài luận về hướng nghiên cứu:
Bài luận trình bày rõ ràng về hướng nghiên cứu, đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; kế hoạch học tập và nghiên cứu trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như sự chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; đề xuất người hướng dẫn. Bài luận được trình bày tối đa 10 trang trên khổ A4 (Phụ lục I).
- Cán bộ hướng dẫn:
- Mỗi nghiên cứu sinh có 01 hoặc 02 người hướng dẫn, trong đó có 01 người là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo trong ĐHQG-HCM hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với Trường theo quy định của pháp luật, với thời hạn của hợp đồng phù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh.
- Trường hợp người dự tuyển đề nghị người hướng dẫn thuộc các cơ sở đào tạo khác, người dự tuyển phải xin ý kiến và phải được Hiệu trưởng Trường Đại học
Công nghệ Thông tin chấp nhận trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Tiêu chuẩn người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đáp ứng các quy định tại Phụ lục II. - Danh sách cán bộ khoa học và hướng nghiên cứu tham khảo tại website: https://sdh.uit.edu.vn/huong-nghien-cuu-cua-ncs
- Thư giới thiệu:
Có hai thư giới thiệu của hai giảng viên hoặc nghiên cứu viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng ngành với ngành dự tuyển.
- HỒ SƠ XÉT TUYỂN
Phát và nhận hồ sơ xét tuyển: đợt 1 đến hết ngày 10/5 và đợt 2 đến hết ngày 10/10.
- Lệ phí xét hồ sơ: 60.000 đồng. (đóng lệ phí khi nộp hồ sơ).
- Hồ sơ xét tuyển gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
- Lý lịch khoa học của người dự tuyển (theo mẫu, có xác nhận của cơ quan/địa phương, có đóng dấu giáp lai ảnh);
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học, bản sao bảng điểm tốt nghiệp đại học;
- Bản sao bằng tốt nghiệp thạc sĩ, bản sao bảng điểm thạc sĩ;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
- Bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức hoặc chuyển đổi (nếu có);
- 06 bản bài luận về hướng nghiên cứu (theo mẫu);
- Bản sao các công trình nghiên cứu khoa học của người dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Giấy đồng ý của người hướng dẫn (theo mẫu);
- Lý lịch khoa học của người hướng dẫn;
- Bản sao các công trình nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn;
- 02 thư giới thiệu của nhà khoa học cùng ngành (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đối tượng chính sách (nếu có);
- 02 ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh phía sau ảnh);
- Căn cước công dân (bản photocopy).
- Đối với người dự tuyển là người Việt Nam tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khi nộp hồ sơ dự tuyển. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, Trường có thể ra quyết định công nhận trúng tuyển có điều kiện và yêu cầu người dự tuyển nộp văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ra quyết định công nhận trúng tuyển có điều kiện.
- HỌC PHÍ: Mức thu học phí khóa tuyển năm 2024 như sau:
- CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ TIẾN SĨ
STT |
Năm học |
Mức thu |
1 |
Năm thứ 1 |
44 triệu |
2 |
Năm thứ 2 |
47 triệu |
3 |
Năm thứ 3 |
50 triệu |
- Người dự tuyển chưa đáp ứng các quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 4 của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ban hành kèm theo
Quyết định số 113/QĐ-ĐHQG ngày 04/02/2021 của Giám đốc ĐHQG-HCM có thể nộp hồ sơ xin đăng ký học dự bị tiến sĩ. Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ có thể hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển theo quy định. - Việc đăng ký học, tổ chức đào tạo dự bị tiến sĩ được quy định trong Phụ lục III.
- LIÊN HỆ
- Phòng ĐTSĐH&KHCN, Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 37252002-110.
- Văn phòng quản lý Sau đại học.
Địa chỉ: số 7-9 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
Website: sdh.uit.edu.vn Email: dtsdh@uit.edu.vn